Các mã lỗi thường gặp trên bếp từ

Hiện nay bếp từ đang ngày càng phổ biết trong mọi nhà bếp. Nhưng điều gây phiền toái và khó khăn khi bếp từ ngưng hoạt động, màn hình hiển thị các lỗi E0, E1, E2, E3.... mà bạn chả biết mã này là gì, cách khắc phục ? Giúp bạn chủ động xử lý sự cố phát sinh khi dùng bếp từ, Giang Sơn xin giúp bạn biết những mã lỗi bếp từ thường gặp trên bếp từ và cách xử lý hiệu quả

Mã lỗi E0: Lỗi không nhận nồi

Khi bạn đặt nồi lên bếp sẽ có tiếng kêu và màn hình điều khiển hiện mã "E0". Đây là do vị trí đặt nồi sai, do nồi quá nhỏ so với vùng nấu hoặc nồi không phải dành cho bếp từ. Do đáy nồi không bằng phẳng, méo mó hoặc đáy nồi bị cháy hoặc do cảm biến hỏng và lỗi IC

Cách khắc phục: Bạn nên kiểm tra lại nồi, sau khi kiểm tra mà bếp vẫn báo lỗi hãy đến trung tâm bảo hành để được hỗ trợ

Mã lỗi E1

Do bạn xử dụng bếp từ quá lâu , hoặc đun nấu trong thời gian dài ở nhiệt độ cao.Lỗ thông gió bị bụi bẩn không khí, không lưu thông làm nóng mạch, đấu sai dây điện

Cách khắc phục : Rút điện nguồn sau đó nhấc nồi nấu ra khỏi bếp, đợi bếp nguội khoảng 10 phút là có thể nấu trở lại. Làm sạch lỗ thông gió. Sau khỉ kiểm tra và lỗi E1 vẫn hiện hãy đến trung tâm bảo hành để được hỗ trợ

Mã lỗi E3

Do nhiệt độ bếp từ quá cao, nhiệt độ đã đến mức cài đặt từ trước. Lỗi không khí bị bịt kín, quạt tản nhiệt ngưng hoạt động, hỏng hoặc đây là chức năng tự bảo vệ của bếp

Cách khắc phục: Tắt bếp, đợi sau 10 phút thì bật bếp lại, nếu vẫn báo lỗi hãy kiểm tra xem lỗ thông gió có bị bịt kín, lấy các vật cản ra để bếp giảm nhiệt. Kiểm trả quạt có hoạt động, nấu bị hỏng hoặc trục trặc, bạn không nên tự sửa mà hãy đến trung tâm bảo hành

Xem thêm : Những điều cần biết về xoong nồi chảo inox

Mã lỗi E5

Do Rơ le của bếp bị chập mạch, đây là lỗi bếp từ ít có trên những sản phẩm của hãng lớn và uy tín. Đây là lỗi do thiết bị bên trong bếp, bạn không nên tự ý sửa và hãy mang đến trung tâm bảo hành của hãng

Lỗi nguồn bếp từ

Do hệ thống điện lưới chập chờn, phích cắm lỏng lẻo, nhiễm sét trên đường điện, chạy bằng máy phát điện khi sử dụng bếp. Do côn trùng chui vào bếp hoặc môi trường ẩm ướt gây chập mạch

Giải pháp: Kiểm tra đáy nồi đã đặt bằng phẳng trên bếp chưa. Đáy nồi phải bằng phẳng để tiếp xúc hoàn toàn với trung tâm của bếp. Kiểm tra lại nguồn có ổn định không, nấu bếp vẫn không hoặt động hãy mang đến trung tâm bảo hành của hãng.

Lỗi bếp từ bảng điều khiển

Bảng điều khiển không hoạt động do bạn để tay ẩm ướt lên bảng điều khiển, hoặc bạn đã kích hoạt chức năng khóa an toàn. Do môi trường ẩm ướt hoặc côn trùng chui vào gây tê liệt bảng điều khiển

Giải pháp: Lau khô tay, kiểm tra lại chức năng khóa an toàn. Sau khi kiểm tra mà bếp vẫn không hoạt động hãy mang đến trung tâm bảo hành của hãng

Hi vọng bài viết các mã báo lỗi bếp từ thường hay gặp của bếp từ này sẽ giúp bạn xử lý nhanh, an toàn các sự cố trong quá trình sử dụng bếp từ. Nếu bạn còn thắc mắc thêm về các mã lỗi của bếp từ, gửi ý kiến cho chúng tôi ngay!

Xem thêm về sản phẩm của Giang Sơn : http://giangson.vn/